Công nghệ động cơ TSI – Bluemotion của Volkswagen

Đăng ngày 4 Tháng Mười, 2017

Công nghệ động cơ TSI

Nắm giữ những thương hiệu “đình đám” như Bentley, Audi, Lamborghini, Seat, Skoda, Porsche nên không có gì khó hiểu khi Volkswagen (VW) thường được biết tới là hãng xe lớn nhất thế giới. Đồng nghĩa với sự lớn mạnh của tập đoàn thì Volkswagen còn sở hữu những công nghệ đỉnh cao trong ngành công nghiệp chế tạo xe ô tô. Trong đó, động cơ xăng TSI là một tên gọi trứ danh đầu tiên cần được nhắc đến. Vậy TSI là gì và nó có gì nổi trội mà khiến khối động cơ này trở nên nổi tiếng như thế.
Động cơ TSI là gì?

Trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô thế giới, 3 tiêu chí luôn được đặt lên hàng đầu khi chế tạo một khối động cơ là công suất, thể tích và trọng lượng. Với lịch sử lâu đời cũng như thừa hưởng những công nghệ tiên tiến, các kỹ sư của VW đã bắt tay vào nghiên cứu và cho ra đời động cơ xăng TSI lừng danh. TSI thỏa mãn cả 3 tiêu chí trên khi có trọng lượng nhẹ tối ưu, dung tích xy lanh được giảm tối đa nhưng công suất và sức kéo được cải thiện nhiều lần so với một động cơ thông thường.


Động cơ TSI của Volkswagen

TSI được viết tắt bởi: Turbocharger Stratified Injection, có nghĩa là động cơ tăng áp kết hợp với công nghệ phun xăng trực tiếp. Đây là công nghệ tiên phong của Volkswagen được áp dụng trên hầu hết các động cơ xăng. Áp dụng công nghệ phun xăng trực tiếp và turbo tăng áp. Cùng với việc giảm kích cỡ (dung tích xi lanh) của động cơ giúp cho hiệu suất của nó cũng cao hơn nhờ giảm được tổn thất do ma sát.
Tại Việt Nam, mẫu xe Volkswagen Passat sở hữu dung tích 1.8L, 4 xy lanh thẳng hàng. Tuy nhiên, điểm đặc biệt là khối động cơ xăng TSI của Passat có đến 8 kim phun nhiên liệu. Cụ thể, 4 kim phun trực tiếp và 4 kim phun gián tiếp (phun trên đường ống nạp) nhằm nâng cao công suất tối ưu của xe trên đường trường mà vẫn đảm bảo tiết kiệm nhiên liệu khi xe di chuyển trong nội thành.

Động cơ TSI làm việc như thế nào?

Dung tích xy lanh động cơ ảnh hưởng trực tiếp vào mô-men xoắn đầu ra của động cơ cũng như kích thước của nó. Những động cơ lớn thường cho mô-men xoắn đầu ra lớn vào lúc bắt đầu và vì thế xe thường có ưu thế tăng tốc tốt. Tuy nhiên, tổn thất do ma sát nội bộ sinh ra cũng lớn hơn.


Một động cơ TSI tiêu biểu của Volkswagen

Động cơ có sử dụng turbo giúp tăng lượng khí nạp vào buồng đốt so với động cơ thông thường. Bên cạnh đó, bộ điều khiển tính toán chính xác lượng nhiên liệu cần thiết để đốt cháy, nhờ đó những động cơ có dung tích nhỏ vẫn có thể sản sinh công suất và moment lớn. Các tổn hao do ma sát được được giảm thiểu tương ứng với kích thước động cơ nhỏ gọn. Nhờ đó, hiệu suất của động cơ được tăng lên.
Turbocharger là gì ?

Bộ tăng áp có hình dạng như 2 vỏ ốc sên được gắn chặt vào nhau, phía trong mỗi “vỏ ốc” có 1 cánh quạt được gọi là máy nén (Turbin) và một trục có trách nhiệm nối “chết” 2 cánh quạt này với nhau. Bộ tăng áp được lắp trực tiếp ở cửa xả động cơ để lợi dụng luồng khí xả làm quay Turbin trên cửa xả, do được lắp đồng trục nên Turbin trên cửa nạp sẽ quay theo và nén không khí sạch đưa vào buồng đốt. Ngoài ra, khi quay cánh turbin trên cửa nạp sẽ tạo ra luồng gió xoáy giúp trộn đều hỗn hợp không khí với xăng, tạo điều kiện chu kỳ nổ diễn ra tốt hơn.

Tốc độ quay của Turbin đến 30.000 vòng/phút khi không tải và có thể tăng lên 80.000 – 100.000 vòng/phút lúc người lái nhấn ga, ngoài ra nó còn nhận trực tiếp khí xả nên nhiệt độ tỏa ra từ bộ tăng áp là cực kỳ nóng, nhiệt độ cao gây giãn nỡ không khí trong khoang máy và làm giảm hiệu năng tăng áp (không khí lạnh sẽ chứa nhiều ô xy hơn). Vì vậy, các kỹ sư Volkswagen đã lắp thêm một lưới tản nhiệt lớn dành riêng cho bộ tăng áp để giảm nhiệt độ không khí trước khi đưa vào buồng đốt.

Supercharger là gì?

Về cấu tạo, bộ siêu nạp là một máy nén khí, phía trong có cánh quạt làm nhiệm vụ hút khí vào buồng đốt. Nguyên lý hoạt động của hệ thống siêu nạp khá đơn giản. Cụ thể, cụm máy nén sẽ được lắp phía trên động cơ và nối trực tiếp vào trục khủy của máy, thông qua dây curoa. Khi động cơ vận hành, dây curoa sẽ kéo hệ thống siêu nạp hoạt động theo nhằm nén không khí vào buồng đốt.

Như vậy, khác với Turbochager lợi dụng lực đẩy của ống xả làm quay turbin, supercharger dùng chính sức kéo của động cơ để nén không khí vào xy lanh.

Động cơ TSI “đỉnh cao” với “Twincharger”

Động cơ Supercharged hay Turbocharged đều có nhược điểm riêng. Và để khắc phục những điểm yếu này, Volkswagen đã tạo ra khối động cơ có tên Twincharger, đây là sự kết hợp giữa turbocharge và supercharge trên cùng một xe. Tại Việt Nam khá hiếm mẫu xe sử dụng loại động cơ này, có thể kể đến là chiếc Golfcross và chiếc xe thể thao Scirocco huyền thoại.

Sự kết hợp giữa Turbocharger và Supercharger giúp tạo nên một động cơ xăng TSI hoàn hảo nhờ vào việc bổ sung các khuyết điểm cho nhau. Khi động cơ ở vòng tua thấp và tạo ra ít dòng khí xả, hệ thống Supercharger sẽ hoạt động trước nhằm mang đến phản ứng chân ga nhanh nhạy và làm cho động cơ tăng công suất tức thời. Cho đến khi vòng tua động cơ cao hơn, hệ thống Turbocharger sẽ làm việc và mang đến hiệu suất nạp cao nhất, giúp cho xe tiếp tục đạt vận tốc cực đại nhanh chóng. Công nghệ tiên phong này của Volkswagen đã gây ấn tượng đối với các chuyên gia xe hơi trên thế giới.

Công nghệ tăng áp điện

Hiện tại công nghệ tiên tiến nhất của hệ thống tăng áp là do tập đoàn Volkswagen sáng tạo ra. Đó chính là hệ thống tăng áp điện (electric turbocharger), đây sẽ là hệ thống giải quyết được tất cả nhược điểm của tăng áp và siêu nạp truyền thống, do sử dụng điện làm nguồn cấp nên hệ thống này hoàn toàn không phụ thuộc vào khí xả hoặc công suất từ động cơ để hoạt động. Bên cạnh đó, động cơ tăng áp điện TSI cũng giải quyết được vấn đề nhiệt độ trong khoang máy và tất nhiên nó cũng không cần tản nhiệt đi kèm, như vậy bạn sẽ có một không gian khoang máy rộng rãi hơn và giải nhiệt tốt hơn.

Công nghệ BlueMotion – Bước đột phá trong nền công nghiệp xe hơi Đức

Thế hệ BlueMotion I lần đầu tiên được áp dụng vào năm 2006 với việc đổi mới về hệ thống cơ khí để giảm thiểu việc tiêu hao nhiên liệu từ đó giảm lượng khí thải độc hại được thải ra ngoài môi trường.

Những biện pháp sau đây được thực hiện như một phần của BlueMotion I:

– Cải thiện thiết kế khí động học, đặc biệt là ở hệ thống khung gầm xe.

– Giảm ma sát quay.

– Giảm số vòng quay.

– Body xe nhỏ hơn 15mm ở phía đầu xe và 8mm ở phía đuôi xe.

– Hệ thống hiển thị đa chức năng với khả năng khuyến cáo “cấp độ số” cần thiết.

– Tỉ số truyền được điều chỉnh so với mức tiêu chuẩn.

– Điều chỉnh độ rộng của bánh răng.

– Cải thiện đặc điểm của bánh xe.

– Áp suất bánh xe tăng thêm 0.3bar

Khái niệm BlueMotion thế hệ thứ II được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2008 dựa trên những nguyên lý cơ bản của BlueMotion I. Những cải tiến nổi bật được phát triển ở thế hệ II như:

– Sự tái tạo (tái tạo năng lượng từ lực phanh)

– Giảm ma sát ở trục chủ động

– Lốp xe giảm ma sát

– Mâm xe thế hệ mới được thiết kế khí động học

– Hệ thống Start/Stop

1. Sự tái tạo

– Nguyên lý hoạt động của sự tái tạo năng lượng là năng lượng được thu hồi để sạc điện cho bình ắc quy, điều này góp phần giảm tiêu hao nhiên liệu. Cụ thể hơn chức năng này sẽ làm cho dòng máy phát sẽ tăng lên trong lúc giảm tốc độ và lúc tài xế đạp phanh vì vậy sẽ tăng dòng nạp cho ắc quy đồng thời hỗ trợ cho quá trình phanh sẽ tối ưu hơn.

– Tải máy phát trong lúc tăng tốc sẽ giảm đi điều này sẽ giảm bớt tải tiêu hao trong lúc động cơ kéo máy phát vì vậy sẽ góp phần giảm tiêu hao nhiên liệu.

2. Hệ thống Start/Stop

– Hệ thống Start/Stop được thiết kế nhằm giảm tiêu hao nhiên liệu bằng cách tự động tắt động cơ trong lúc xe dừng lại và tự động khởi động động cơ khi tài xế muốn di chuyển. Hệ thống Start/Stop sẽ tự động kích hoạt khi tốc độ xe lớn hơn 3km/h trong vòng 4s sau khi xe di chuyển.

– Hệ thống hoạt động nhờ vào ECU điều khiển động cơ và là một phần mềm nâng cấp của ECU động cơ. Các thiết bị tiêu thụ điện trên xe có thể tự động tắt đi khi hệ thống Start/Stop hoạt động: sưởi ghế, sưởi kiếng, sưởi vô lăng….

Volkswagen Long Biên

 

Tin cùng chuyên mục
Hotline: 0934.570.467 Back To Top